Một phần ba lãnh đạo từ các nước thành viên SCO và BRICS vắng mặt trong sự kiện trọng đại của Nga, dù đã được mời chính thức

1 Sau Nhat Dao Sau Lung Putin Nhieu Dong Minh Tu Choi Du Dieu Binh Tai Moscow

Ngày 9/5 – dịp kỷ niệm Chiến thắng Phát xít, vốn là một trong những sự kiện quan trọng nhất của Nga – năm nay trở nên u ám hơn khi nhiều đồng minh truyền thống và thành viên của hai khối lớn SCO và BRICS đã thẳng thừng từ chối tham dự cuộc diễu binh tại Moscow.

Trong số 15 quốc gia thành viên của hai khối này (không tính Nga), có tới 6 nước không cử lãnh đạo cấp cao tham dự, khiến sự kiện trở nên kém long trọng.

Lý do từ chối đa dạng – nhưng đều là "cái tát" ngoại giao

Ấn ĐộPakistan, hai thành viên chủ chốt của SCO, đã tuyên bố không cử nguyên thủ quốc gia tới Moscow do căng thẳng biên giới leo thang giữa hai nước.

2 Sau Nhat Dao Sau Lung Putin Nhieu Dong Minh Tu Choi Du Dieu Binh Tai Moscow

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hiện không quan tâm tới các cuộc diễu binh.

 

Pakistan hoàn toàn phớt lờ lời mời sau vụ tấn công khủng bố ở Kashmir, trong khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi – dù ban đầu xác nhận tham dự – đã hủy chuyến đi vào phút chót và chỉ cử một phái đoàn cấp Bộ Quốc phòng. Đáng chú ý, ông Modi cũng đã hủy chuyến công du châu Âu dự kiến trong cùng thời gian.

Nam Phi, một thành viên lâu năm của BRICS, sẽ chỉ cử Bộ trưởng Quốc phòng thay vì Tổng thống.

Iran, đang trong giai đoạn bất ổn chính trị sau cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi, chỉ cử đại sứ tới dự.

Indonesia, thành viên BRICS mới gia nhập năm nay, cũng chọn cách gửi đại diện là Bộ trưởng Quốc phòng thay vì Tổng thống. UAE, nước mới gia nhập BRICS từ năm 2024, cũng không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về việc tham dự.

Ngay cả “đồng minh thân cận” ở châu Âu cũng nói không

Sự vắng mặt đáng chú ý nhất là Thủ tướng Hungary Viktor Orbán – người được coi là đồng minh gần gũi nhất của Tổng thống Nga tại EU. Văn phòng của ông tuyên bố rằng “chuyến thăm này không được thảo luận”, đồng thời ám chỉ rằng người Hungary có cái nhìn “khác biệt” về ngày kết thúc Thế chiến thứ hai – một ẩn ý nhạy cảm gợi nhớ đến cuộc nổi dậy bị Liên Xô đàn áp tại Budapest năm 1956.

Trong khối EU, chỉ có Thủ tướng Slovakia Robert Fico xác nhận sẽ đến Moscow, dù ông tuyên bố phải đối mặt với “những đe dọa chính trị” từ phía Brussels vì quyết định này.

SCO và BRICS – các liên minh đang "lạnh nhạt" với Nga?

SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) được thành lập năm 2001 với trọng tâm an ninh khu vực tại Trung Á và Nam Á. BRICS, hình thành năm 2009, là liên minh kinh tế quy tụ các nền kinh tế lớn của "phía Nam toàn cầu", nhằm tạo đối trọng với nhóm G7 do phương Tây dẫn đầu.

Tuy nhiên, sự vắng mặt của hơn một phần ba lãnh đạo từ các quốc gia này tại lễ diễu binh ở Moscow cho thấy một thực tế khó chối cãi: vị thế quốc tế của Nga đang bị suy yếu, kể cả trong chính các liên minh mà Moscow từng nắm vai trò trung tâm.

Phạm Hương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC