Các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã tăng cường xuất khẩu sang châu Âu.

Theo Reuters, các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã tăng cường xuất khẩu sang châu Âu trong tháng 9 ngay cả khi nhà máy ngừng hoạt động.

1 Them Lng Cua My Huong Den Chau Au Bat Chap Nhung Han Che Ve San Luong

Mỹ tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu (Ảnh: Reuters)

Vụ hỏa hoạn hồi tháng 6 tại nhà xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ – Freeport LNG khiến sản lượng của nước này dưới công suất chế biến đầy đủ, ngay cả khi nhu cầu và giá khí tăng cao đối với những người mua châu Âu đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho khí đốt của Nga.

Theo dữ liệu theo dõi sơ bộ của tàu chở dầu, có tổng cộng 87 chuyến hàng đã khởi hành từ các cảng của Mỹ vào tháng trước, mang theo 6,3 triệu tấn LNG. Con số này lớn hơn một chút so với 6,25 tấn của tháng 8, nhưng thấp hơn 7 tấn mỗi tháng được xuất khẩu vào đầu năm nay.

Giá khí đốt tự nhiên giao ngay của Mỹ tại Trung tâm Henry Hub (trung tâm phân phối khí tự nhiên quan trọng nhất tại khu vực Bắc Mỹ) đã tăng trong tháng 9 lên 7,88 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức cao nhất kể từ năm 2008, do giá toàn cầu tăng cao khiến nhu cầu đối với LNG của Mỹ tăng mạnh.

Giá khí đốt ở châu Âu trung bình cao hơn nhiều 57,90 USD/mmBtu trong cùng tháng do căng thẳng về vụ rò rỉ đường ống Nord Stream 1 và 2 ở Biển Baltic.

Các công ty năng lượng Hoa Kỳ đã gửi 11,5 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) khí đốt cho 7 nhà máy hóa lỏng lớn của nước này vào tháng 9 để chuyển thành LNG xuất khẩu trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc cung cấp khí đốt ở châu Âu.

Nhà phân tích Emily McClain của Rystad Energy cho rằng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu trong mùa đông này. Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là tác động đến lượng dự trữ khí đốt trước mùa đông tới.

Vào tháng 8, Freeport LNG đã hoãn việc mở cửa lại một phần cơ sở của mình đến tháng 11, với mục tiêu đạt hết công suất vào tháng 3/2023.

Sau khi Freeport hoạt động bình thường trở lại, năng lực xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ không tăng nhiều cho đến khi các nhà ga mới được hoàn thành. Cơ sở Cove Point LNG ở bang Maryland của Mỹ dự kiến sẽ hoạt động trong tháng này để bảo trì hàng năm theo kế hoạch.

Nhưng trên toàn cầu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG mới sẽ tăng lên 42 tỷ USD vào năm 2024, theo nghiên cứu của Rystad. Khoản đầu tư đó sẽ gấp 20 lần số tiền vào năm 2020 khi chỉ có 2 tỷ USD dành cho phát triển LNG. Rystad cũng cho biết các cơ sở mới sẽ giúp tăng gấp đôi tổng nguồn cung LNG lên khoảng 636 triệu tấn vào năm 2030.

Nguồn: Congthuong




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC