Người đứng đầu Văn phòng trên, ông Andreas Mundt nhận xét hệ sinh thái kỹ thuật số do Meta thiết lập có nền tảng số lượng người dùng rất lớn và điều này đã giúp công ty trở thành đơn vị cung cấp chính trên mạng xã hội.
Với quyết định vừa được đưa ra, Văn phòng sẽ có thẩm quyền can thiệp chống lại các hành vi vi phạm cạnh tranh tiềm ẩn một cách hiệu quả theo Đạo luật cạnh tranh Đức có hiệu lực từ tháng 1/2021.
Theo ông Mundt, Meta đã từ bỏ quyền kháng cáo trước quyết định trên.
Hiện ngoài Meta, Văn phòng quản lý cạnh tranh liên bang Đức cũng đã đưa Google vào diện giám sát chặt chẽ này. Các công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gia tăng trên khắp thế giới về vị trí thống lĩnh cũng như vấn đề thuế kinh doanh.
Liên minh châu Âu (EU) và Anh hồi tháng 3/2022 đã mở cuộc điều tra chống độc quyền thỏa thuận năm 2018 giữa Google và Meta. Thỏa thuận này bị cáo buộc nhằm củng cố vị thế độc quyền của hai công ty trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Lan Phương (TTXVN)
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Ba cảnh sát Berlin bị bắt vì tội giả mạo kiểm tra giao thông, chiếm đoạt tiền mặt 06/06/2025
-
Nghi phạm 16 tuổi đầu thú sau vụ thảm sát mẹ con ở Đức 30/06/2025
-
Chính sách trục xuất người xin tị nạn của Bộ trưởng Nội vụ Đức nhận được sự ủng hộ rộng rãi 13/06/2025
-
Đức tăng lương tối thiểu lên 14,60 euro/giờ: Tin vui cho người lao động, nỗi lo cho doanh nghiệp 28/06/2025