Thông tấn TASS hôm 4/9 dẫn lời một quan chức Chính phủ Đức bình luận về tuyên bố của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng Minsk đã thu được bằng chứng về việc Đức và Ba Lan cùng thảo luận để đổ lỗi cho Nga về vụ việc của nhà hoạt động Alexei Navalny.

Tổng thống Belarus khẳng định có bằng chứng tình báo về điện đàm Đức-Ba Lan đổ lỗi cho Nga vụ Navalny.

42 1 Duc Phan Phao Belarus Ve Vu Navalny Bi Dau Doc

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (phải) và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại cuộc gặp ngày 3/9 ở Minsk, Belarus. Ảnh: BelTa

Cụ thể, quan chức Chính phủ Đức khẳng định cáo buộc của Tổng thống Belarus là "không đúng sự thật".

Người này nhấn mạnh rằng, không có những trao đổi giữa phía Đức với Ba Lan về vụ việc của ông Navalny, bao gồm tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas và Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer.

Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 3/9 đã có cuộc gặp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và tiết lộ về vụ việc có liên quan đến Navalny. Ông Lukashenko khẳng định lực lượng tình báo nước này đã bắt được tín hiệu điện đàm ghi âm cuộc gọi của Warsaw và Berlin, thảo luận về âm mưu chế tạp vụ "đầu độc" của Navalny, nhằm lôi kéo Tổng thống Nga Vladimir Putin khỏi các vấn đề ở Belarus.

"Navalny chưa bao giờ bị đầu độc." - ông Lukashenko tuyên bố, đồng thời khẳng định sẽ trao các bằng chứng về đoạn ghi âm cho phía Nga.

Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài SVR của Nga đánh giá có "khả năng" vụ đầu độc Navalny là một "sự khiêu khích" từ các cơ quan tình báo phương Tây.

"Nếu Tổng thống Belarus nêu điều đó thì ông ấy hẳn đã có lý do" RIA-Novosti dẫn lời ông Naryshkin.

Trong những diễn biến liên quan, Moscow hôm 3/9 kêu gọi phương Tây đừng vội phán xét liên quan đến vụ chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny, đồng thời khẳng định không có cơ sở để cáo buộc Moscow đầu độc ông này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định Moscow mạnh mẽ bác bỏ nghi vấn họ đứng sau vụ tấn công ông Navalny, khẳng định Moscow cũng nóng lòng muốn biết chuyện gì đã xảy ra với chính trị gia Navalny nhưng không thể làm điều này nếu Đức không gửi thông tin chi tiết về những xét nghiệm dẫn đến kết luận của họ.

Theo các nhà nghiên cứu hóa chất quân sự từ thời Liên Xô, Novichok là một nhóm chất độc thần kinh và nếu chất độc nhằm vào ông Navalny là Novichok thì người đàn ông này khó sống sót, chưa kể những người trên chuyến bay cũng có thể đã bị ảnh hưởng không ít. Chưa kể triệu chứng của ông Navalny nếu như nhiễm độc Novichok sẽ hoàn toàn khác so với những gì được ghi lại.

Giới chức Nga khẳng định họ không có lý do, động cơ nào để đầu độc ông Navalny. Và nếu cả khi có tình huống đó, phía Nga cũng sẽ có nhiều cách để triệt hạ nhà hoạt động đối lập này thay vì cho phép người này tới Đức để điều trị, Hơn nữa, ngay cả trong tình huống Moscow lên kịch bản để thủ tiêu ông Navalny, họ cũng sẽ không lựa chọn loại chất độc Novichok đã mang cho Moscow đủ thử tai tiếng trong dư luận phương Tây mà lại không thể đạt được mục tiêu là ám sát ông Navalny.

Hãy nhớ, Novichok đã từng được châu Âu nhắc tới trong vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal ở Salisbury (Anh) và người đàn ông này vẫn sống, con gái của ông ta sau đó đã lên truyền hình Anh và không nhắc gì tới quốc tịch Nga của cô và sẵn sàng cùng bố bắt đầu một cuộc sống mới.

Tuy nhiên, cho đến nay, Moscow luôn bày tỏ thái độ khách quan nhất, khẳng định muốn đối thoại và trao đổi với phía Đức về các bằng chứng mà họ cáo buộc liên quan đến tình hình ông Navalny.

42 2 Duc Phan Phao Belarus Ve Vu Navalny Bi Dau Doc

EU tuyên bố sẽ trừng phạt Nga nếu kết quả điều tra cho thấy họ đứng sau vụ đầu độc ông Navalny.

Hôm 2/9, Thủ tướng Đức Anglea Merkel thông báo ông Navalny “chắc chắn” bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Theo bệnh viện Charite ở Berlin (Đức) nơi ông Navalny chữa trị, bệnh nhân này vẫn phải thở máy và phải khá lâu nữa mới có thể hồi phục. Các bác sĩ ở Bệnh viện Charite đã lấy mẫu chất độc mà họ tìm thấy ở ông Navalny để xét nghiệm tại một cơ sở nghiên cứu ở Bundeswehr và cơ quan nghiên cứu khoa học trên khẳng định đó là chất độc Novichok.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Willy Wimmer, luật sư và chính trị gia người Đức (Đảng CDU) đặt câu hỏi quanh một số mâu thuẫn trong vụ này. Trước hết là Chính phủ Đức đã sốt ruột vào cuộc trong việc cứu sống ông Navalny. Ông đánh giá cao nỗ lực mạnh mẽ này trong tình huống ông Navalny là một chính khách đối lập Nga.

Nhưng chi tiết đáng chú ý là việc các bác sĩ Đức tại Bệnh viện Charite đã gửi mẫu chất độc tới xét nghiệm ở cơ sở quân sự tại Bundeswehr. Ông Wimmer hoài nghi về hành động của Chính phủ Đức trong tình hình này.

"Nếu đó là phòng thí nghiệm Spiez của Thụy Sĩ, một cơ sở nghiên cứu uy tín và danh tiếng, lại là bên thứ ba trong vụ này, bên không thể có tham gia vào quan hệ Nga- NATO, thì tôi thấy cáo buộc là hợp lý. Thật không may, ở đây kết quả xét nghiệm lại từ Bundeswehr. Từ góc độ của mình, tôi thấy cáo buộc về Nga là chưa đủ. Trong tình huống này, Chính phủ Đức đã khiến người ta nghi ngờ về hành động của họ" - ông Willy Wimmer nhận xét.

Hải Lâm

 

Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC