Bộ Quốc phòng Đức vừa tuyên bố sẽ cùng phương Tây tấn công Syria ngay khi có tấn công hóa học được ghi nhận. Tuy nhiên, đang có một cuộc tranh cãi rối bời nổ ra ở Berlin.

42 1 Lien Thu Voi My Anh Phap Oanh Tac Syria Se La Sai Lam Cua Nguoi Duc Khói lửa đã bao phủ Idlib.

Khi quân đội của Tổng thống Syria Bashar Assad chuẩn bị chiếm lấy thành trì nổi dậy cuối cùng Idlib, một cuộc tranh luận rối bời đang diễn ra ở Đức.

Trước đó hôm 9/9, bộ Quốc phòng Đức đã thông báo về việc có thể tham gia các cuộc không kích do Mỹ, Anh và Pháp dẫn đầu, chống lại các lực lượng Chính phủ Syria.

Theo tuyên bố này, Đức có thể tham gia các cuộc không kích nhằm vào các lực lượng quân Chính phủ Syria cùng với các quốc gia phương Tây trong trường hợp vũ khí hóa học được sử dụng bởi Damascus.

Tờ Bild dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho hay, nếu tấn công hóa học được thực hiện ở Syria, phản ứng của Pháp sẽ được thực hiện ngay sau đó.

Động thái trên được đưa ra sau khi Mỹ cảnh báo sẽ tiếp tục tấn công Syria một lần nữa trong trường hợp một cuộc tấn công hóa học được sử dụng trong chiến dịch giải phóng Idlib.

Về phía mình, Nga bác bỏ mọi cáo buộc từ phía phương Tây về việc chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học đối với thường dân, nói rằng đây là một âm mưu dàn dựng.

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo, lãnh đạo của nhóm khủng bố Tahrir al-Sham, từng có liên kết với tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda, đang lên kế hoạch tấn công bằng vũ khí hóa học chống lại dân thường ở Idlib để kích động các quốc gia phương Tây trả đũa chống lại Damascus.

Trong trường hợp Mỹ đưa ra cáo buộc chính thức về tấn công hóa học ở Syria trong những ngày tới đây, đồng thời tiến hành không kích trả đũa các mục tiêu quân sự của Syria - câu hỏi đặt ra là liệu Chính phủ Đức có tham gia cùng với Mỹ, Anh, Pháp hay không? Nếu tham gia, phải chăng sau đó Berlin sẽ mang quân đội của mình đến tham chiến ở Syria?

Theo tờ DW, nhiều chính trị gia trong phe bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel tin rằng ý tưởng này ít nhất cần phải được xem xét nghiêm túc. Tuy nhiên, đối tác trong Chính phủ liên minh là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) lại không đồng ý với điều đó. Đảng này cho biết, trong mọi trường hợp, họ hoàn toàn ủng hộ cho một hoạt động quân sự như vậy mà không cần phải bàn luận gì thêm.

Một số thành viên của phe đối lập tin rằng việc cân nhắc tham gia hành động quân sự là điều vô nghĩa, hoặc thậm chí có thể bị bác bỏ.

Trong khi đó, bộ Quốc phòng Đức úp mở rằng đang có các kịch bản phản ứng khác nhau được chuẩn bị, nhưng tất cả vẫn chỉ đang trên giấy tờ.

Trái luật quốc tế

42 2 Lien Thu Voi My Anh Phap Oanh Tac Syria Se La Sai Lam Cua Nguoi Duc Quyết định tấn công Syria đang gây tranh cãi ở Đức.

Cho đến nay, Chính phủ Đức đã ủng hộ các nước đồng minh bằng việc lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công vũ khí hóa học mà phương Tây cáo buộc chính quyền Assad thực hiện.

Tuy nhiên, Berlin tỏ ra kiềm chế đối với việc thực hiện các biện pháp trả đũa quân sự. Giới quan sát tin rằng, cho đến lúc này, chính quyền của Thủ tướng Merkel chưa có nhiều lý do để thay đổi chính sách nói trên của mình.

Trong đó, Đức đang vấp phải rào cản của luật pháp quốc tế, cũng như sự bất đồng trong nội bộ chính trị.

Trên thực tế, việc đưa quân đội đến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria sẽ đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc, một viễn cảnh mà Đức không chắc chắn sẽ có khả năng được thông qua vì quyền phủ quyết của Nga trong Hội đồng Bảo an.

Ngoài ra, đề xuất trên cũng phải được Quốc hội nước này thông qua, điều cũng sẽ không dễ dàng khi phe bảo thủ và SPD đang cho thấy sự chia rẽ rất lớn.

Ngay từ đầu, Đức đã hỗ trợ cho liên minh quốc tế chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq, tiến hành các chuyến bay trinh sát và cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu.

Mặc dù không phải mang đến những đóng góp quá to lớn, nhưng sự chủ động của Đức vẫn mang lại sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc quân đội Đức có nên đóng một vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ quân sự đa quốc gia hay không lại là điều còn phải xem xét.

Theo tờ DW, một phản ứng quân sự cùng với phương Tây liên quan đến vấn đề Idlib có lẽ không phải là một điểm khởi đầu phù hợp cho cuộc tranh luận này. Trong lúc Idlib đang được coi là một chiến trường rắc rối, thêm nhiều quả bom và tên lửa từ Đức chắc chắn sẽ không hề giúp được gì cho người dân Syria.

Nguồn: Người đưa tin

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC