1 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Triển lãm thu hút đông cả du khách nước ngoài - Ảnh: T.ĐIỂU

Và cũng chính người Pháp đã cùng người Việt trùng tu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng bề thế.

Nhiều câu chuyện thú vị về lịch sử thăng trầm của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời gian người Pháp đặt nền cai trị ở nước ta đang được kể rất hấp dẫn tại triển lãm Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954.

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tổ chức, khai mạc ngày 14-2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sự kiện để chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973 - 2023).

Nội dung hấp dẫn và nhiều bức ảnh tư liệu quý, thiết kế chuyên nghiệp bởi những chuyên gia Pháp và Việt Nam đã mở ra một không gian kể chuyện lịch sử và văn hóa rất lôi cuốn người xem.

2 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Cổng nhỏ bên phải dẫn sang khu điện Khải Thánh xưa - Ảnh: EFEO

3 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Hai dãy nhà ở hai bên sân nơi đặt bài vị thờ các học trò của Khổng Tử. Bố cục toàn cảnh được ghép từ hai bức ảnh - Ảnh: EFEO

Văn Miếu Quốc Tử Giám - những năm tháng 'bể dâu'

Đa phần khách tham quan cả người nước ngoài và người Việt đều ngỡ ngàng trước nhiều thông tin thú vị có thể tìm thấy ở triển lãm này.

Nhìn vào Văn Miếu như một viên ngọc về kiến trúc và văn hóa hiện nay, một di tích không thể bỏ qua của khách viếng thăm Hà Nội, ít ai ngờ chỉ tính trong thời gian từ 1898 - 1954, nơi đây từng có vài lần hoang phế và thậm chí rất có thể nó đã bị phá hủy hoàn toàn giống như những thành lũy, cửa ô, chùa Báo Thiên… ở Hà Nội, nếu không có sự can dự kịp thời của EFEO để xếp hạng di tích cho nơi này.

4 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Giếng Thiền Quang, Tòa đình bia và các bia tiến sĩ, bố cục toàn cảnh ghép từ hai bức ảnh - Ảnh: EFEO

  • Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Cầu Long Biên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập 'kỷ lục bất biến'
  • Khám phá Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua những nét ký họa của người trẻ

Thời kỳ đầu người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, họ đã chưa kịp nhận ra giá trị của nhiều di sản quý, trong đó có Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhiều di sản của người Việt như thành quách, chùa chiền… đã bị phá hủy để dành chỗ cho những công trình mới của người Pháp.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi ấy chỉ được người Pháp gọi là "chùa Quạ" vì mức độ hoang phế.

Nó sở dĩ chưa bị phá hủy như chùa Báo Ân vì ở vị trí khá xa hồ Hoàn Kiếm và khu vực quy hoạch của người Pháp. Chưa bị phá nhưng nơi đây không được chính quyền thực dân Pháp coi là một di sản cần bảo tồn, giữ gìn.

5 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Toàn cảnh phía nam di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ảnh chụp những năm 1950 - Ảnh: EFEO

Những năm cuối thế kỷ 19 di tích này đã bị bỏ hoang, có thời kỳ lại được quân đội Pháp sử dụng làm trường dạy thổi kèn, hoặc thậm chí dùng làm nơi cách ly bệnh nhân dịch tả.

Năm 1902, EFEO đến Hà Nội và lập tức nhận ra giá trị di sản văn hóa lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nơi đây mới lấy lại được chức năng là nơi thờ tự ban đầu, giá trị di sản được công nhận, người Pháp không còn xâm phạm không gian di tích.

6 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Công trình Khuê Văn Các năm 1912 - Ảnh: EFEO

Những nhà nghiên cứu ở đây đã nỗ lực để đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành một trong bảy di tích đầu tiên tại Hà Nội được xếp hạng, cùng với Ô Quan Chưởng, chùa Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn, đền Hai Bà Trưng, đền Bạch Mã, chùa Một Cột.

Từ đó cho tới khi rời đi vào năm 1957, EFEO luôn đồng hành cùng hành trình nhiều thăng trầm của Văn Miếu - Quốc Tử Giám: bị xuống cấp trầm trọng (giai đoạn 1917 - 1920), bị phá hủy một phần (cuối năm 1946) và xen kẽ nhiều lần trùng tu để trở nên uy nghi hơn.

7 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Văn Miếu nhìn từ phía giếng Thiền Quang, trong khu vườn bia tiến sĩ, ảnh chụp khoảng 1920 - 1929 - Ảnh: EFEO

Trần Hàm Tấn, Trần Văn Giáp, Hoàng Trọng Phu - những người Việt góp công bảo tồn Văn Miếu

Triển lãm còn tôn vinh nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học của EFEO bao gồm cả người Pháp và người Việt, và cả quan chức người Việt có công lao với việc bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ba người Việt được tôn vinh là Trần Hàm Tấn, Trần Văn Giáp và đặc biệt là nhân vật Hoàng Trọng Phu - một người có công lao rất lớn trong việc trùng tu Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong vai trò là tổng đốc Hà Đông từ năm 1907 đến 1938 (khi ấy Văn Miếu thuộc tổng Hà Đông chứ không phải Hà Nội).

8 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Văn Miếu bị bỏ hoang, ảnh năm 1951 - Ảnh: Viện Thông tin khoa học và xã hội

"Công lao chính thuộc về ngài Hoàng Trọng Phu, tổng đốc Hà Đông, bởi đã cho triển khai các công việc... có quyết định sáng suốt và là người có uy tín đối với người dân", bản tin của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp năm 1920 viết.

Theo tư liệu của EFEO, tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu có nhiều đóng góp cho công việc trùng tu sửa Văn Miếu giai đoạn 1917 - 1920. Ông cũng là người ủng hộ việc sử dụng các kỹ thuật của nghề thủ công truyền thống để tu bổ di tích.

Không chỉ góp phần trùng tu Văn Miếu, ông còn hợp tác với EFEO trong việc phục hồi các di tích lớn như chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, chùa Trầm ở Chương Mỹ hay chùa Bảo Đài (chùa Tuyết Sơn ở huyện Mỹ Đức).

9 Kham Pha Bat Ngo Van Mieu   Quoc Tu Giam Tung La Trai Linh Noi Cach Ly Benh Nhan Dich Ta

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu năm 1925 - Ảnh: ALBERT KAHN

Ông Trần Hàm Tấn - nhà sư phạm, nhà văn, chuyên gia về đông y, gia nhập EFEO năm 1920 với vị trí học giả, đóng góp với bài nghiên cứu uyên bác về Văn Miếu Hà Nội trong đó giới thiệu kỹ nội dung các tấm bia tiến sĩ.

Trần Văn Giáp sau khi tốt nghiệp một số trường đại học ở Pháp đã trở về Việt Nam và làm việc cho EFEO với vai trò học giả. Ông đã có một hội thảo với tựa đề Về các tấm Bia Văn Miếu ở Hà Nội.

Ngoài ra triển lãm còn giới thiệu chân dung và những đóng góp của các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu người Pháp với việc bảo tồn, trùng tu Văn Miếu.

Triển lãm kéo dài đến ngày 30-4.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC