Biểu tình tại Berlin chống trục xuất người Việt NamTheo thông tấn xã AFP, hôm thứ hai, 08/06/2009, khoảng 200 người đã tập trung tại phi trường Schönefedl ở Berlin để biểu tình phản đối chính quyền thực hiện trục xuất tập thể người Việt Nam xin tị nạn tại LB Đức và cả Ba Lan.

Trong số 109 người Việt Nam bị trục xuất này có nhiều người đã sống tại châu Âu nhiều năm. Nhóm những người biểu tình cho quyền lợi của những người xin tị nạn được ở lại, định tổ chức lấn chiếm khu vực nhà chờ làm thủ tục cho chuyến bay của Air Berliner cất cánh, để biểu lộ thái độ phản đối.

Với biểu ngữ phản đối chính sách về di dân nhập cư của Liên Hiệp châu Âu, những người bảo vệ quyền tỵ nạn của di dân, tổ chức biểu tình ngồi ngay trạm A của phi trường quốc tế Schoenefeld, nơi 109 người Việt ở Đức và Ba Lan bị đưa lên máy bay Air Berlin chở thẳng về Việt Nam. Nhưng họ bị một lực lượng cảnh sát hùng hậu ngăn chận. Hai thanh niên bị câu lưu và được thả ngay sau đó.

Nhưng cảnh sát đã ngăn chặn nỗ lực này và đẩy được những người biểu tình ra khỏi. “ Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm tại Berlin có tổ chức biểu tình ngăn cản việc trục xuất, và có cả nhiều người từ Franfurkt miền Tây Đức tới tham gia,“ một người biểu tình nói và nhận xét: “Rõ ràng việc trục xuất tập thể là thường để tránh xem xét tỉ mỉ từng trường hợp.“

 Theo nhiều người biểu tình, thì chắc chắn là một số người trong số bị trục xuất này 'sẽ bị đàn áp' tại Việt Nam. Những người biểu tình khẳng định dựa trên thực tế, là Đức trục xuất người về lại Việt Nam, 'nơi bị coi là nhân quyền vẫn bị trà đạp'. Theo phát ngôn viên cảnh sát, thì hai người biểu tình 18 và 24 tuổi đã bị cảnh sát tạm giữ và chỉ được thả sau khi cuộc biểu tình đã chấm dứt.

Đức trục xuất hàng trăm người Việt (BBC)

An ninh được tăng cường tại sân bay để bảo vệ cho đợt trục xuất đầu tiên trong nhiều năm, vốn đang bị các tổ chức nhân quyền và quyền người tỵ nạn chỉ trích. Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan biên giới của Liên hiệp châu Âu Frontex tài trợ cho việc trục xuất. Các nhóm nhân quyền lo sợ rằng những người bị trục xuất có thể bị ngược đãi khi trở về nước.

Ông Lê Mạnh Hùng của Radio Berlin nói với BBC các tổ chức bảo vệ người tị nạn cũng sợ sẽ ''trục xuất nhầm'' nếu không xét kỹ hồ sơ trong những tình huống trục xuất hàng loạt.

Biểu tình tại Berlin chống trục xuất người Việt Nam_0

Không giấy tờ

Đa số những người bị trục xuất đã sống ở Đức không có giấy tờ hợp lệ. Cũng có 26 người nhập cư trái phép tại Ba Lan. Chuyến bay tối thứ Hai là kết quả hợp tác của cơ quan hữu trách Ba Lan và Đức. Nhiều người Việt đã tới châu Âu qua đường dây của những kẻ buôn người, phải trả cho chúng nhiều tiền để đến được nơi họ hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng rồi lại bị bác đơn xin tỵ nạn.

Tuy nḥiên, dù có các câu chuyện thương xót, con số người tới Đức, Ba Lan, Czech và các nước châu Âu khác vẫn không giảm. Ông Hùng nói số người Việt Nam sống bất hợp pháp ở Đức là một vấn đề gây đau đầu:

''Đây là vấn đề tương đối nhức nhối. Những người Việt Nam sang đây khi không có quyền cư trú hợp pháp, họ sống chui lủi và làm rất nhiều việc có thể nói là gây xáo trộn trong xã hội Đức. Mối lo ngại lớn nhất là các trẻ em, hoặc là trẻ em đi một mình sang đây hay là con em của những người tị nạn không có quyền cư trú hợp pháp ở đây. Các trẻ em dễ rơi vào các nhóm tiêu cực của xã hội thành ra các tổ chức giúp đỡ xã hội và các cơ quan an ninh rất lo lắng về điều này.''

Các nguồn tin báo chí nói khoảng 85.000 người Việt hiện sống hợp pháp tại Đức trong khi không có thống kê đáng tin cậy nào về con số người sống bất hợp pháp.

"Thất vọng"

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nói trong khi có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ những tổ chức giúp đỡ người tị nạn của người Đức và báo chí nước này, các tổ chức tương tự và báo chí của cộng đồng gần như im tiếng.

''Một điều mà chúng tôi thấy vừa ngạc nhiên và có phần nào thất vọng là các tổ chức hội đoàn người Việt Nam, thậm chí có một vài cá nhân mà tôi biết là làm công việc chuyên trách để giúp người Việt Nam đang xin tị nạn thì hầu như không có tiếng nói chính thức nào lên tiếng phản đối vấn đề này. Chúng tôi cũng đã cố tiếp cận các tòa soạn báo hay cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam nhưng hoàn toàn không có động tĩnh gì. Chúng tôi cũng có hỏi một nhân viên tòa đại sứ thì cũng chỉ được trả lời là 'cái điều này hoàn toàn nằm trong hiệp định giữa hai nhà nước' và anh ta cũng không trả lời gì hơn.''

Các hãng thông tấn nước ngoài nói hồi giữa thập niên 90 Việt Nam và Đức đã từng có thỏa thuận mà theo đó Việt Nam sẽ nhận về 40.000 người lao động Việt Nam và người nhập cư bất hợp pháp để đổi lại khoản trợ giúp 140 triệu đô la tiền viện trợ.

Thu Trang (tổng hợp AFP).

@tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC