Bấy lâu nay, văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án gay gắt, sự chen lấn diễn ra trên khắp nẻo đường, con phố và dường như nó đã trở thành một thói quen.

42 1 Doi Dieu Suy Nghi Ve Van Hoa Xep Hang Cua Nguoi Viet

Bao giờ người Việt mới chịu xếp hàng?

Bên trái là hình ảnh người dân thị trấn Hitachi (Nhật Bản) xếp hàng mua xăng dầu về thắp đèn khi trận động đất - sóng thần ập đến tàn phá, làm cúp điện toàn vùng Tohoku ngày 11-3-2011, còn bên phải là hình ảnh người dân Hà Nội trèo rào vào Công viên nước Hồ Tây để được tắm miễn phí hôm 19-4 vừa qua dù hồ bơi đã quá tải, công viên đã đóng cửa.

Theo báo Tuổi trẻ:

"Ở các nước sau khi xảy ra thảm họa người dân vẫn đứng xếp hàng để được cứu trợ, đó là hơi thở cuối cùng của người ta mà người ta vẫn phải làm vậy vì đất nước người ta có văn hóa, nhân văn. Nhìn lại mình đi, đúng là suy thoái đạo đức trầm trọng vài thập kỷ gần đây". 

Miếng ăn vốn dĩ là miếng dễ làm tồi tàn nhất nhưng người ta rất kỷ luật và văn minh, trong khi ở ta vì ba chuyện như tắm rửa, "cướp lộc có văn hoá" thì lại rất tồi tàn.

Có phải không xếp hàng, chen lấn, xô đẩy chửi rủa nhau là căn bệnh chung của người Việt?

Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn diễn ra trên khắp nẻo đường, con phố, và dường như nó đã trở thành thói quen, hàng ngày ra đường bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu, chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái. Đặc biệt khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì tình trạng chen lấn lại càng được người dân hưởng ứng nhiệt tình hơn bao giờ hết.

Nhớ lại hình ảnh hàng nghìn người chen lấn xô đẩy nhau để được thưởng thức sushi miễn phí tại Hà Nội khiến dư luận bàng hoàng. Cảnh tượng hãi hùng ấy khiến giao thông tắc nghẽn. Vì miếng ăn, nhiều người bất chấp chửi rủa, dọa nạt nhau để có một phần ăn miễn phí.

Nếu như so sánh văn hóa xếp hàng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Singapore, thì đối với người Việt Nam chuyện xếp hàng quả thật khó khăn. 

42 2 Doi Dieu Suy Nghi Ve Van Hoa Xep Hang Cua Nguoi Viet

Đối với các nước trên thế giới, việc xếp hàng đợi đến lượt gây cảm giác khó chịu nhưng đối với người Nhật Bản Văn Hóa xếp hàng của người Nhật Bản được tuân thủ rất nghiêm túc, họ không hề cảm thấy khó chịu vì điều đó. Có những người dân ở đây phát biểu xếp hàng là văn hóa Nhật Bản đáng trân trọng.

Không xếp hàng, chen lấn, xô đẩy chửi rủa nhau có phải căn bệnh chung của người Việt?

Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn diễn ra trên khắp nẻo đường, con phố, và dường như nó đã trở thành thói quen, hàng ngày ra đường bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu, chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái.

Đặc biệt khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì tình trạng chen lấn lại càng được người dân hưởng ứng nhiệt tình hơn bao giờ hết.

Nhớ lại hình ảnh hàng nghìn người chen lấn xô đẩy nhau, nữ cũng như nam trèo rào để được tắm miễn phí tại Công viên nước Hồ Tây bất chấp công viên này đã phải đóng cửa vì quá tải khiến chúng ta vẫn chưa khỏi bàng hoàng.

Những tưởng chỉ có miếng ăn là thứ dễ khiến nhân cách con người trở nên tồi tàn nhất nhưng không phải, ở Việt Nam, bất kể câu chuyện thường tình như tắm giặt, mua sắm,... hay đến cả những chuyện tâm linh như đi chùa lễ Phật, cúng bái thần linh cũng làm người ta hoàn toàn quên đi hai từ "văn hóa".

42 3 Doi Dieu Suy Nghi Ve Van Hoa Xep Hang Cua Nguoi Viet

Nhiều người chen chúc nhau chỉ để tranh giành 1 thỏi son trong buổi khai trương shop mỹ phẩm Sammi ở Hà Nội

Nếu như so sánh văn hóa xếp hàng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Singapore, thì đối với người Việt Nam chuyện xếp hàng quả thật khó khăn. 

Theo: vietnamnet.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC