Luật cư trú để xin giấy tờ lao động tại Đức_0

1. Xin cư trú và giấy tờ lao động tại Đức đã đc sửa đổi từ đầu năm 2005. Theo Luật Cư trú (tức Aufenthaltsgesetz), tất cả dân Ngoại Quốc khi vào Đức muốn đi làm đều phải có Visa và giấy phép lao động, trừ khi người đó có quốc tịch của một trong những nước thuộc khối EU.

Còn lại các trường hợp khác như có visa ngắn hạn hay dài hạn hoặc vĩnh viễn ở các nước trong khối EU (như Tiệp, Slovakia, Balan...vv...vv...) đều phải xin visa và giấy phép lao động hết. Ai đc tư vấn là nếu có gt ở nước ngoài vô thời hạn (như unbefristet ở Tiệp đuôi ES) sang đây chỉ cần báo thuế là được đi làm là SAI!!!

2. Trước đây khi chưa thay đổi luật thì ng Ngoại Quốc vào Đức để lao động phải xin ở 2 nơi, 1 là visa nơi Sở Ngoại Kiều (snk), 2 là ở Sở Lao Động (slđ) - cái đó gọi là two stops. Bh thì chỉ xin ở snk và snk sẽ phải xin phép slđ để cấp giấy lao động (one stop). Có xin đc giấy phép lao động hay không, là do slđ phải xét từng trường hợp như mức lương, nơi xin làm việc, số người thất nghiệp ở thành phố đó có bao nhiêu ng ưu tiên...vv...vv.. Sau khi vượt qua kiểm tra này xong mới đc cấp giấy cư trú và làm việc. 3. Tất cả các anh chị có thẻ cư trú ngắn hay dài hạn của nước ngoài đều đc đi quanh châu Âu nhiều nhất là 90 ngày trong 6 tháng để du lịch mà ko phải xin phép (đó là Schengen-Visum). Vì thế nên nếu đi làm thì cái visa của các anh chị là không có tác dụng.

4. Nếu bị bắt khi lao động và cư trú bất hợp pháp, cả chủ lẫn ng lao động sẽ bị phạt hành chính, nhiều trường hợp có thể nặng nếu đã tái phạm nhiều lần. Các anh chị em đi lao động ngoài ra sẽ có nguy cơ bị trục xuất và cấm quay trở lại Đức trong vòng ít nhất 3 - 5 năm. Nhẹ có thể hạ xướng 1,5 năm hoặc ít hơn. Nhưng về sau này xin lại Visa để vào Đức sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hi vọng gửi đến các anh chị em cộng đồng bài viết này để tránh các trường hợp đáng tiếc sảy ra để đề phòng trước còn hơn phải cứu sau.

Các bộ luật liên quan để bạn đọc tham khảo thêm - Aufenthaltsgesetz (AufenthG) - Allgemeine Verwaltungsvorschriften zum Aufenthaltsgesetz  - Aufenthaltsverordnung (Aufenth-VO) - Beschäftigungsverordnung (Besch-VO) - Beschäftigungsverfahrensverordnung - Schengener Durchführungsübereinkommen (SDÜ) - Asylverfahrensgesetz

Thân chào, Luật Sư Tuấn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC