Không quân Ukraine tuyên bố họ đã bắn hạ 85% UAV tự sát của Nga được sử dụng trong các đợt tập kích vừa qua, song cũng thừa nhận gặp khó khăn khi đối phó vơi đòn tập kích bằng tên lửa và UAV tự sát của đối phương.

1 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

"Nếu xét kết quả bắn hạ máy bay tự sát không người lái (UAV) trong hai tuần qua, hệ thống phòng không của chúng tôi đạt hiệu quả 85%. Chúng tôi đã học được cách phát hiện và bắn hạ chúng hiệu quả hơn", phát ngôn viên không quân Ukraine Yuriy Ihnat ngày 21/10 cho biết.

Tuy nhiên, ông Ihnat thừa nhận Ukraine "không có hệ thống phòng không đối phó hiệu quả với tên lửa đạn đạo".

Phát ngôn viên không quân Ukraine cũng bày tỏ lo ngại "Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga, trừ khi thế giới tìm ra cách ngăn chặn".

2 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

Ông Ihnat cho rằng, các chuyên gia quân sự của Iran "đang có mặt tại bán đảo Crimea, giảng dạy và thậm chí tham gia hoạt động quân sự". Phát ngôn viên không quân Ukraine nói đây là phát hiện của tình báo nước này và phương Tây.

Một số quốc gia đã chuyển các tổ hợp phòng không tiên tiến cho Ukraine, trong đó có Đức với 4 hệ thống IRIS-T.

Mỹ cũng thông báo sẽ gửi hai tổ hợp phòng không NASAMS cho Ukraine trong hai tháng tới.

3 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

"Một trong những hệ thống đó đã hoạt động ở Ukraine. Chúng tôi không thể tiết lộ nó đang ở đâu và hoạt động ra sao", ông Ihnat nói.

"IRIS rất hữu ích và năng lực của tổ hợp được chứng minh trong các điều kiện quân sự", ông Ihnat nhấn mạnh.

Hiện cả Nga và Iran đều chưa bình luận về thông tin của phát ngôn viên không quân Ukraine.

Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder ngày 20/10 nói rằng: "Tôi đánh giá Ukraine đã tác chiến hiệu quả khi đối phó với các UAV tự sát. Tuy nhiên, các UAV thực sự gây ra tác động tàn phá và là mối đe dọa nghiêm trọng".

Lực lượng Nga gần đây tăng cường sử dụng UAV tự sát Geran-2 tập kích hạ tầng chỉ huy quân sự, năng lượng và kho đạn của Ukraine.

UAV Geran-2 được nhận định có kích thước và hình dáng tương đương mẫu Shahed-136 của Iran.

Các vụ tập kích trong hai tuần qua khiến 30% hạ tầng năng lượng của Ukraine hư hại, làm nhiều địa phương mất điện.

Nga và Iran nhiều lần bác thông tin họ tham gia thương vụ chuyển giao UAV tự sát.

4 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

Giới chức phương Tây cho rằng việc Nga tăng cường tập kích Ukraine bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát, được cho là do Iran sản xuất, sẽ đẩy chiến sự vào giai đoạn mới nguy hiểm hơn.

Họ cũng cho rằng Iran có thể sớm cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo, nhằm bù đắp cho kho dự trữ đang thiếu hụt của Moscow.

Các lệnh trừng phạt mới chủ yếu nhắm vào những cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới giúp Iran chế tạo, vận chuyển UAV cũng như tên lửa tới Nga.

Theo đó, bất cứ công ty vận tải, ngân hàng và doanh nghiệp nào bị phát hiện liên quan đến các lô vũ khí của Iran chuyển đến Nga đều có nguy cơ trở thành đối tượng bị trừng phạt.

5 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/10 trừng phạt ba quan chức quốc phòng cao cấp và một hãng sản xuất UAV của Iran.

Chính phủ Anh cùng ngày trừng phạt ba tướng Iran và một doanh nghiệp quốc phòng liên quan cáo buộc bán vũ khí cho Nga.

Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 9 trừng phạt một số công ty Iran mà họ cho có liên quan đến sản xuất UAV được chuyển cho Nga.

Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật đưa các thực thể, cá nhân Iran liên quan vào danh sách khủng bố nếu công dân Mỹ thiệt mạng vì UAV Iran.

6 Thay Gi Qua Viec Ukraine Tuyen Bo Ban Ha 85 Uav Tu Sat Cua Nga

Phương Tây cho rằng Tehran chuyển giao UAV cho Moscow vi phạm điều khoản Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) mà Iran ký năm 2015 với nhóm P5+1, gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức. Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2018 dưới thời Donald Trump.

Giới chuyên gia nhận định phương Tây có thể lấy lý do Iran vi phạm JCPOA để tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế nước này. Họ cho rằng điều đó sẽ ngăn cản Iran chuyển giao vũ khí cho Nga trong tương lai.

"Nếu Iran tin rằng họ không phải đối mặt hình phạt thích đáng cho hành vi này, nhiều khả năng họ sẽ gia tăng số lượng và mức độ tinh vi của các hệ thống vũ khí xuất khẩu cho xung đột tại Ukraine", ông Norman Roule, cựu chuyên gia Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định.

Các lệnh trừng phạt Iran được công bố trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng không của Ukraine.

UAV của Iran tương đối rẻ tiền, có thể chế tạo bằng linh kiện mua trực tuyến, cung cấp hỏa lực mạnh và độ chính xác tương đối cao.

Mỗi chiếc UAV tự sát của Nga chỉ có giá từ 10.000-20.000 USD, nên việc dùng tên lửa đất đối không hoặc hỏa lực phóng từ máy bay giá thành cao từ vài trăm nghìn tới vài triệu USD mỗi quả để đánh chặn là không tối ưu về mặt chiến lược.

Việc Nga phóng UAV tự sát ồ ạt vào mục tiêu vừa khiến nguy cơ Ukraine bị đánh trúng tăng cao, vừa khiến Kiev phải chi một khoản lớn để đối phó.

Các quốc gia hiện đang tìm cách đánh chặn giá tối ưu hơn, ví dụ sử dụng năng lực tác chiến điện tử để ngăn cản UAV tự sát. Tuy nhiên, Ukraine hiện chưa sở hữu năng lực đủ mạnh để phong tỏa khu vực không phận rộng lớn bằng vũ khí tác chiến điện tử.

Chuyên gia Vladislav Lobaev của Lobaev Arms nhận định việc sử dụng các tên lửa đắt tiền trị giá 1 triệu USD để chống lại các UAV giá rẻ rất phi thực tế về mặt kinh tế.

Ông Alberque cho rằng, phương án tốt nhất để đối phó với UAV tự sát là phải ngăn chặn chúng đi vào chiến trường ngay từ đầu, ví dụ như tấn công bãi phóng trước khi các UAV xuất phát.

Tuy nhiên, đây là một thách thức không nhỏ với Ukraine, vì vậy, ông cho rằng, Kiev sẽ chưa thể giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề phòng ngự trước UAV tự sát trong tương lai gần.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC