Từ cuộc chiến Nga-Ukraine và hệ lụy của nó làm cho Nga mất dần không gian ảnh hưởng của mình. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho rằng chính sách chỉ dựa vào Nga để đảm bảo an ninh của nước này là một "sai lầm chiến lược".

1 Thu Tuong Armenia Phu Thuoc An Ninh Vao Nga La Sai Lam Chien Luoc

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong cuộc gặp ở thành phố Saint Petersburg (Nga) ngày 27.12.2022 - Reuters

Trong một cuộc phỏng vấn với báo La Repubblica của Italy xuất bản ngày 3/9, Thủ tướng Pashinyan cáo buộc Nga đã không đảm bảo an ninh cho Armenia trước cái mà ông mô tả là hành vi gây hấn từ nước láng giềng Azerbaijan đối với khu vực ly khai Nagorno-Karabakh.

2 Thu Tuong Armenia Phu Thuoc An Ninh Vao Nga La Sai Lam Chien Luoc

"Cấu trúc an ninh của Armenia gần như 100% liên kết với Nga, trong đó có cả việc mua sắm vũ khí và đạn dược", Thủ tướng Pashinyan cho hay. "Nhưng hiện tại, chúng tôi thấy bản thân Nga cũng đang cần vũ khí, trang bị và đạn dược. Trong tình huống đó, có thể hiểu rằng ngay cả khi muốn, Nga cũng không thể đáp ứng nhu cầu an ninh của Armenia".

"Đây là minh chứng cho chúng ta thấy rằng việc phụ thuộc vào chỉ một đối tác trong các vấn đề an ninh là một sai lầm chiến lược", ông nói.

3 Thu Tuong Armenia Phu Thuoc An Ninh Vao Nga La Sai Lam Chien Luoc

Pashinyan cho rằng Nga, quốc gia có hiệp ước phòng thủ với Armenia và có căn cứ quân sự tại đây, không coi đất nước của ông đủ thân thiết và ông tin Nga đang trong quá trình rời khỏi khu vực Nam Caucasus rộng lớn hơn.

Vì thế, Armenia đang cố gắng đa dạng hóa các thỏa thuận an ninh của mình, ông cho biết thêm, dường như ám chỉ đến mối quan hệ với Liên minh châu Âu và Mỹ cũng như nỗ lực của Yerevan nhằm tạo dựng quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác khác trong khu vực.

4 Thu Tuong Armenia Phu Thuoc An Ninh Vao Nga La Sai Lam Chien Luoc

Trong khi đó Mỹ đang tăng cường quan hệ với Armenia, vốn là đồng minh lâu đời của Nga bằng chuyến thăm trước đây của bà chủ tịch Hạ viện Pelosi, bà mô tả chuyến thăm là "biểu tượng mạnh mẽ cho cam kết vững chắc của Mỹ về một Armenia hòa bình, thịnh vượng và dân chủ, cùng một vùng Caucasus an ninh, ổn định". Bà là quan chức Mỹ cấp cao nhất tới Armenia kể từ khi quốc gia này tách khỏi Liên Xô năm 1991.

Còn Nga có quan hệ mật thiết với cả Armenia và Azerbaijan, có nghĩa vụ can thiệp nếu Armenia bị tấn công, theo một hiệp ước an ninh.

Bình luận của Thủ tướng Pashinyan làm bật lên tâm lý bất bình đang lan rộng bên trong Armenia khi nhiều người dân nước này phẫn nộ cho rằng Nga đã thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của họ.

Moskva chưa bình luận về phát ngôn từ Thủ tướng Pashinyan trong cuộc phỏng vấn. Nga thường kiềm chế trước những lời chỉ trích như vậy, bảo vệ hành động của mình và bác bỏ những ý kiến nói họ đã hạ thấp các ưu tiên chính sách đối ngoại vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Nagorno-Karabakh tách khỏi Azerbaijan kể từ khi lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát vùng này sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Hai bên nhiều lần đụng độ sau đó, đỉnh điểm là cuộc chiến năm 2020, giúp Azerbaijan giành lại một phần lãnh thổ từ phe ly khai.

Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, song nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Armernia được Nga hỗ trợ.

Nguồn: Báo Thanh Niên




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC