Việc Kiev lên án Moscow trong vấn đề Crimea chỉ là mưu đồ chính trị, mà cụ thể là khuyến khích phương Tây gia tăng hình phạt chống Nga....

 

Reuters ngày 5/8 đưa tin, Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), Christian Lindner cho biết, đã đến lúc Đức và Châu Âu phải chấp nhận việc Nga tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lại lãnh thổ nước Nga năm 2014 như một "thoả thuận tạm thời vĩnh viễn".

Ông Lindner nhấn mạnh, dựa trên tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga với Đức và Liên minh Châu Âu (EU), Berlin cần phải "đóng gói" vấn đề Crimea lại, để đổi lấy chính sách thân thiện của Tổng thống Putin.

Trao đổi với báo Funke Mediengruppe của Đức, Tổng thư ký FDP cho rằng:

"Chúng ta phải thoát khỏi tình cảnh chết chóc. Để phá vỡ điều cấm kỵ, tôi cho rằng chúng ta phải nhìn nhận vấn đề Crimea như một sự sắp đặt tạm thời vĩnh viễn".

Ý kiến của ông ​​Lindner đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của Điều phối viên chính sách với Nga của nhà nước Đức, ông Gernot Erler, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - được xem đối tác tiềm năng giúp cho Thủ tướng Angele Merkel có thể tái nhiệm.

Ông Erler cho biết, châu Âu đã đồng ý tập trung vào việc chấm dứt bạo lực ở miền đông Ukraine trước khi đề cập đến vấn đề Crimea trong một tiến trình chính trị sau này, theo tường thuật của Funke Mediengruppe

Đức: Berin đóng gói chuyện Nga sáp nhập Crimea để đổi lấy chính sách thân thiện của TT Putin - 0

Tổng thư ký đảng Dân chủ tự do Đức Christian Lindner. Foto: FDP

Cả ông Lindner và ông Erler đều ủng hộ chính sách của NATO và Mỹ đối với Nga, nhưng cho rằng cần có sự cải thiện trong quan hệ với Nga vì tầm quan trọng đối với an ninh và lợi ích kinh tế của Đức và châu Âu.

Vì vậy những nhà chính trị Đức đã kêu gọi phương Tây cần có một cách tiếp cận khác biệt để giảm các biện pháp chế tài đối với Nga, xem những bước tiến tích cực trong việc thực hiện Hiệp định hoà bình Minsk là cơ sở cho việc cải thiện quan hệ với Moscow.

Rõ ràng, phương Tây đã bắt đầu có những thay đổi quan trọng trong quan điểm về vấn đề Crimea.

Việc chấp nhận Crimea trở về với nước Nga là sự thật không thể chối bỏ, để qua đó cải thiện quan hệ với Moscow nhằm khai thác những lợi ích kinh tế, chứ không chỉ là những bước đi phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.

Giới phân tích cho rằng, những thay đổi của giới chính trị phương Tây về vấn đề Crimea là một sự thay đổi mang tính tất yếu, chứ không chỉ là sự nhượng bộ hay đánh đổi lợi ích nhất thời mà thôi.

Bởi lẽ :

Thứ nhất, bản chất của việc tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga chỉ là việc tái hoà nhập giữa hai thực thể bị chia tách sau 6 thập kỷ, chứ không phải là hành động chia tách lãnh thổ của Ukraine.

Năm 1954, Nhà nước Liên Xô quyết định cắt chuyển Crimea từ Nga sang Ukraine là nhằm củng cố sự thống nhất giữa người Nga với người Ukraine cũng như củng cố tình hữu nghị vĩ đại và không thể tách rời giữa hai dân tộc.

Tuy nhiên, thực tế chứng minh đó chỉ là mong muốn của chính quyền Xô Viết, chứ không phải đáp ứng nguyên vọng của cả Ukraine lẫn Nga, vì vậy ngay sau khi Liên Xô tan rã “tình hữu nghị vĩ đại” đó đã không còn được tôn trọng và duy trì nữa.

Đặc biệt, từ sau cuộc cách mạng Cam diễn ra tại Ukraine năm 2004 thì Kiev ngày càng "hướng Tây", mà đỉnh điểm là việc Tổng thống Viktor Yanukovych - một người thân Nga - bị lật đổ, và khi chính quyền được trao cho lực lượng chính trị có "khát vọng Tây tiến" thì Crimea như rơi vào cửa tử.

Bởi trong khi tại Crmimea có tới gần 70% là người nói tiếng Nga, nhưng chính quyền Kiev lại quyết liệt bài Nga, thậm chí loại bỏ tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ của Ukraine.

Đây được xem là nguyên nhân khiến cho lực lượng chính trị nắm quyền tại Crimea phải tuyên bố độc lập với chính quyền trung ương tại Kiev vả tổ chức tổ chức trưng cầu dân ý, mà kết quả hơn 95% người dân Crimea ủng hộ bán đảo này tái hoà nhập với nước Nga.

Như vậy, nguyên nhân chính của vấn đề Crimea trở về với nước Nga là do chính quyền mới tại Ukraine đã không đảm cho Crimea được an toàn, khiến việc bán đảo này chọn tách ra khỏi Ukraine là tất yếu.

Còn việc chính quyền Nga thực hiện tái sáp nhập Crimea chỉ là việc tiếp nhận ý nguyện của người dân Crimea qua cuộc trưng cầu ý dân mà thôi.

Thứ hai, chính quyền Tổng thống Poroshenko liên tục thúc đẩy việc tẩy sạch những di sản của Liên Xô, trong đó có việc xoá bỏ những quy chuẩn pháp lý và văn bản pháp luật của chế độ Xô Viết còn ảnh hưởng tới đời sống xã hội tại Ukraine.

Thực tế này khiến cho vấn đề Crimea thuộc về Nga càng không thể đảo ngược. Bởi với những hành động của chính quyền Ukraine thì nghị quyết của nhà nước Liên Xô cắt Crimea từ Nga sang Ukraine cũng như 60 năm Crimea nằm trong thành phần Ukraine bị vô hiệu hoá.

Điều đó chẳng khác nào chính quyền Kiev hiện nay đã chối bỏ chủ quyền đối với bán đảo Crimea.

Do đó việc Kiev lên án Moscow trong vấn đề Crimea chỉ là hành động phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ, mà cụ thể là tạo điều kiện khuyến khích phương Tây gia tăng hình phạt chống Nga.

Điều đó khiến cho phương Tây như bị Kiev đắt mũi và rõ ràng đây là điều sẽ khó có thể được chấp nhận đối với những lực lượng bảo trợ cho Kiev.

Vì vậy việc phương Tây thay đổi quan điểm với Crimea là không thể tránh khỏi và giới chính trị Đức đã bắt đầu thể hiện điều đó.

 

Nguồn: Ngọc Việt
Báo Đất Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC