Đại sứ Israng đã chụp lại bức ảnh và đăng trên tài khoản Twitter của mình rằng: "Tại sao thứ rác rưởi này lại được bày bán ở giữa Prague khi người Czech đã phải chịu đựng rất nhiều dưới thời Đức quốc xã) của Hitler?".
Đại sứ Israel Daniel Meron cũng đã đăng lại bài đăng này lên trang Twitter, lên án việc bày bán những chiếc mặt nạ là "sự lăng mạ đối với những người sống sót sau thảm họa diệt chủng".
Bộ trưởng Nội vụ Czech Jan Hamacek trả lời rằng cảnh sát Prague đã giải quyết sự việc này và người phát ngôn cảnh sát xác nhận rằng một cuộc điều tra đã được tiến hành để xác định xem liệu đây có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không.
Tuyên truyền tư tưởng nhằm đàn áp nhân quyền là hình phạt ở Cộng hòa Czech. Trong khi đó tại Đức, trưng diện phù hiệu của Đức quốc xã và hay gợi nhớ các biểu tượng liên quan đều bị luật pháp ngăn cấm.
Kể từ năm 1938, Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler đã sáp nhập vùng biên giới Sudetenland của Tiệp Khắc (CH Czech hiện nay). Một năm sau, Đức Quốc xã chiếm được Bohemia và Moravia. Đã có khoảng 143.000 đến 260.000 người Do Thái đã bị sát hại tại Tiệp Khắc dưới sự cai trị của Phát xít Đức.
Huy Vũ
Theo Sputnik/ Ngày nay
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Nghi phạm 16 tuổi đầu thú sau vụ thảm sát mẹ con ở Đức 30/06/2025
-
Đức tăng lương tối thiểu lên 14,60 euro/giờ: Tin vui cho người lao động, nỗi lo cho doanh nghiệp 28/06/2025
-
Chính sách trục xuất người xin tị nạn của Bộ trưởng Nội vụ Đức nhận được sự ủng hộ rộng rãi 13/06/2025
-
Nam giới gốc Á bị bắn trọng thương tại Berlin, nghi phạm bỏ trốn 27/06/2025