Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành ngày 24-7 đang gây xôn xao dư luận khi đưa rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất 26 sản phẩm súc miệng, xịt khuẩn, phòng và hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khoẻ bệnh nhân COVID-19, như một hình thức "chỉ định thầu".

1 Bo Y Te Chi Dinh Thau Thuoc Y Hoc Co Truyen Ho Tro Dieu Tri Covid 19

Một số sản phẩm y học cổ truyền Bộ Y tế hướng dẫn "tham khảo, lựa chọn mua sắm, đấu thầu" - Ảnh chụp màn hình

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thế Thịnh - cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế - cho rằng "đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua". 

Trong khi công văn 5944 của bộ Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tỉnh thành, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền cả nước căn cứ công văn này "tham khảo, lựa chọn mua sắm, đấu đầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho cơ sở khám chữa bệnh để hỗ trợ điều trị cho người bệnh COVID-19, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu và F1 tại địa phương".

Điều đáng chú ý là kèm theo công văn này có phụ lục với danh mục 26 sản phẩm y học cổ truyền thuộc 4 nhóm: sản phẩm sát khuẩn, thuốc xịt họng, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khoẻ. 

26 sản phẩm này chủ yếu do 5 đơn vị sản xuất, trong khi sản phẩm tương tự trên thị trường rất nhiều.

Theo quy định hiện hành, nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe không được kê đơn, chỉ được "tư vấn". Nhưng hướng dẫn của Bộ Y tế ghi rõ tên sản phẩm để bệnh viện "tham khảo lựa chọn đấu thầu, mua sắm" rõ ràng là một hình thức "chỉ định thầu".

Trong danh mục 26 sản phẩm có cả những sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Đang chú ý, chỉ 5 ngày trước khi có công văn 5944, một sản phẩm bảo vệ sức khoẻ trong danh mục này đã tăng giá lên 1 triệu đồng/hộp, trong khi giá trước đây là 100.000 - 250.000 đ/hộp.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC