Học phí phổ thông sẽ không vượt quá 6% thu nhậpSáng nay, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đề án đổi mới tài chính giáo dục (gồm cả học phí) đã được Bộ Chính trị thông qua và đang chờ trình Quốc hội trong kỳ họp tới đây.

Theo ông Nhân, dù còn nghèo nhưng suốt 15 năm qua Việt Nam đã miễn phí cho giáo dục tiểu học bởi đây là bậc học bắt buộc. Còn ở các bậc học cao hơn, học sinh phải đóng tiền nhưng với mức phí không quá cao, bởi nhà nước hỗ trợ tới hơn 90% học phí phổ thông và hơn 60% học phí giáo dục nghề...

Người đứng đầu Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, hiện đề án đổi mới tài chính trong giáo dục (gồm cả học phí) đã được Bộ Chính trị thông qua và đang chờ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới (khai mạc tháng 5). Dự kiến, mức học phí phổ thông sẽ không vượt quá 6% thu nhập của gia đình, người nghèo sẽ được miễn học phí.

Ý kiến của ông Nhân được đưa ra tại "Hội thảo quốc tế về thảo luận kinh nghiệm huy động tài chính tốt nhất cho giáo dục và ứng dụng đối với khu vực châu Á". Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang tiếp diễn khiến nguồn lực dành cho giáo dục ngày càng bị hạn chế. Thậm chí, nhiều nước đang phải đối mặt với thách thức trong việc xác định mức độ nguồn lực phân bổ cho các hoạt động giáo dục, tìm kiếm nguồn lực...

Học phí phổ thông sẽ không vượt quá 6% thu nhập_0
Thăm dò ý kiến về mức học phí đại học trên VnExpress.net.

Trước đó, tháng 11/2008, trao đổi với VnExpress.net, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, theo đề án học phí mới, nếu người dân nghèo đến mức miễn học phí cũng không đủ điều kiện đi học thì Nhà nước phải hỗ trợ kinh phí. Người thu nhập cao phải đóng cao hơn trước nhưng nằm trong khả năng chi trả, còn người nghèo thì đóng ít hơn.

Theo Vnexpress.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC