Theo Sputnik, loại thuốc nói trên được phát triển bởi một người có tên B. Anandaiah dựa trên “kinh nghiệm cá nhân”. Người này quảng cáo rằng thuốc có hiệu quả trong việc điều trị COVID-19, mà không viện dẫn bất cứ bằng chứng khoa học nào.
Một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông ngã gục, nghi do thiếu oxy, đã đứng dậy một cách thần kì sau khi uống thuốc.
Tin vào lời quảng cáo hấp dẫn, hàng nghìn bệnh nhân COVID-19 đã đổ về làng Krishnapatnam để lấy bằng được loại “thuốc thần” miễn phí.
Video người người xếp hàng chờ lấy thuốc được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter đã tạo nên làn sóng chỉ trích gay gắt.
Sau khi vật lộn để đối phó với hai đợt dịch COVID-19, Ấn Độ hiện đang chuẩn bị đói phó với làn sóng dịch thứ ba, được dự đoán là còn nguy hiểm hơn trước, đặc biệt đối với trẻ em.
Cơ quan y tế Ấn Độ hôm nay, 22/5, tuyên bố nước này vừa ghi nhận thêm 257.299 ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên 26,2 triệu ca. Thêm 4.194 ca tử vong mới được báo cáo, nâng tổng số ca tử vong lên 295.525 ca.
Theo Tiền phong
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Chính quyền Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? 23/04/2025
-
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4 27/04/2025
-
Putin mất chỉ huy tinh nhuệ tại Ukraine: đòn giáng mạnh vào biểu tượng quân sự Nga 08/05/2025
-
Ukraine tung đòn drone trước ngày 9/5: Thách thức niềm kiêu hãnh quân sự của Nga 07/05/2025