Một toà án ở thủ đô Moscow Nga ngày 9/6 phán quyết các văn phòng thuộc mạng lưới chống tham nhũng tự phong FBK của nhân vật đối lập Navalny là cực đoan và cấm mạng lưới này tiếp tục hoạt động tại Nga, theo ArabNews.
Alexei Navalny. Ảnh: Reuters
Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày lập tức lên án bước đi trên của Nga, cho đây là hành động "đặc biệt đáng quan ngại".
Đến ngày 10/6, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, gọi phát ngôn của Mỹ là hành vi can thiệp nội bộ, đồng thời cáo buộc Navalny là "đặc vụ" của Mỹ.
"Các bạn đã từng thấy phản ứng tức thời từ Bộ Ngoại giao Mỹ đối với một quyết định nội bộ ở một quốc gia khác như vậy chưa?", bà Zakharova đặt câu hỏi. "Điều đó có nghĩa là họ có liên quan về mặt chính trị".
"Họ thể hiện sự sốt sắng như vậy là vì nó đụng chạm tới người mà họ giám hộ, người mà họ ủng hộ về mặt chính trị", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.
Navalny trở thành tâm điểm của tranh cãi giữa Nga và phương Tây sau vụ nhân vật này bất tỉnh trên máy bay hồi tháng 8/2020. Phương Tây quả quyết Navalny bị đầu độc và trừng phạt Nga, bất chấp lời kêu gọi cung cấp bằng chứng của Moscow.
Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tiết lộ Navalny đã bị lực lượng an ninh để mắt từ lâu do "nhận được sự trợ giúp từ các lực lượng đặc biệt Mỹ".
Thiện Nhân
Nguồn: cand.com.vn
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Thái tử Iran Reza Pahlavi kêu gọi lật đổ chế độ Mullah sau cuộc tấn công của Israel 15/06/2025
-
Nga tìm cách lôi kéo Lào tham chiến ở Ukraine, tình báo Ukraine cáo buộc 05/07/2025
-
Hun Sen tung bản ghi âm cuộc trò chuyện riêng khiến Thủ tướng Thái Lan bẽ bàng 18/06/2025
-
Nga đặt điều kiện mới để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine: NATO rút khỏi khu vực Baltic 11/06/2025