Theo Reuters, Ủy ban châu Âu, cơ quan phụ trách chính sách thương mại của khối, hôm 4/6 cho rằng trở ngại hiện nay với việc phân phối vaccine là các rào cản xuất khẩu. Do đó, kế hoạch mà EU khẳng định “hiệu quả hơn việc dỡ sở hữu trí tuệ” sẽ gồm ba nhân tố chính.
Đầu tiên, các rào cản xuất khẩu cần được hạn chế đến mức tối thiểu. EU khẳng định họ đã xuất khẩu hơn 200 triệu liều vaccine Covid-19. Con số này lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào, kể cả Mỹ.
EU đã đề xuất kế hoạch phân phối vaccine mới, thay cho việc dỡ bở quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: Japan Times.
Thứ hai, EU khuyến khích các nhà sản xuất vaccine cấp phép và hợp tác sản xuất vaccine với các đối tác ở các nước đang phát triển, cũng như tăng nguồn cung cho các nước có nguy cơ cao.
Thứ ba, EU nhấn mạnh đến các quy định mà WTO đang có, cho phép các nước cấp phép sản xuất vaccine cho nhà sản xuất,. Nếu đơn vị giữ bằng sáng chế không cho phép, quy định này vẫn sẽ có hiệu lực, dù đơn vị giữ bằng sáng chế sẽ nhận được tiền bồi thường. EU cho rằng các quy định này là đủ để giúp đảm bảo nguồn vaccine với mức giá hợp lý.
Các thành viên WTO đã đàm phán về kế hoạch dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine 11 lần kể từ tháng 10/2020 nhưng chưa có kết quả. Khởi xướng bởi Ấn Độ và Nam Phi, kế hoạch này được hầu hết các nước đang phát triển và một số nước phát triển như Mỹ, Australia, New Zealand ủng hộ, nhưng bị EU và Brazil phản đối.
Nguồn: Zing
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Chính quyền Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? 23/04/2025
-
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4 27/04/2025
-
Putin mất chỉ huy tinh nhuệ tại Ukraine: đòn giáng mạnh vào biểu tượng quân sự Nga 08/05/2025
-
Ukraine tung đòn drone trước ngày 9/5: Thách thức niềm kiêu hãnh quân sự của Nga 07/05/2025