Chúng ta đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, vì kiến ​​trúc an ninh bền vững ở châu Âu chỉ có thể được xây dựng cùng với Nga, và đồng thời có nhiều nước châu Âu cần sự bảo vệ của Nga

42 1 Thieu Nga Chau Au Khong The Tien Xa Hon

Tuyên bố trên được ông Wolfgang Ischinger, người đứng đầu Hội nghị An ninh Munich, Đức đưa ra khi nói về mối quan hệ giữa châu Âu với Nga.

Theo ông Ischinger, việc xây dựng kiến trúc an ninh bền vững ở châu Âu chỉ có thể thực hiện cùng với Moskva. ".

Chúng ta không được tạo ra ảo tưởng. Sẽ cần có thời gian để cải thiện quan hệ. Các biện pháp cưỡng chế như trừng phạt là cần thiết để thay đổi sự tính toán của Nga. Tuy nhiên, chúng nhất thiết phải gắn với đề xuất đối thoại", nhà ngoại giao Đức cho biết.

Đề cập đến khả năng có thể diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ với sự tham dự của Tổng thống Vladimir Putin và Joe Biden, ông Ischinger bày tỏ quan điểm rằng không nên "đánh giá quá cao kỳ vọng của mình" trong vấn đề này.

Nhưng khả năng tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh như vậy "vẫn là tín hiệu quan trọng cho thấy, tuy có nhiều bất đồng, mối liên hệ (giữa Mỹ và Liên bang Nga) không bị phá vỡ".

"Rõ ràng rằng trong các vấn đề quốc tế lớn hợp tác với Nga là cần thiết. Chúng ta thấy rõ điều này, chẳng hạn như trong vấn đề kiểm soát vũ khí, tình hình liên quan đến Iran hoặc xung đột ở Syria - nếu không có Nga, chúng ta sẽ không tiến xa hơn", ông Ischinger nói.

42 2 Thieu Nga Chau Au Khong The Tien Xa Hon

Ông Wolfgang Ischinger khẳng định, Đức và nhiều nước châu Âu cần Nga để phát triển kinh tế. - foto:faz

Trước đó, cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paul Craig Roberts cũng tuyên bố, các nước châu Âu cần Nga để phát triển đồng thời khẳng định rằng dù Mỹ có làm gì thì không bao giờ sức mạnh của NATO có thể sánh ngang với Nga.

Ông Paul Craig Roberts cho rằng, việc không thể cân bằng sức mạnh với Nga bởi liên minh quân sự này hiện chỉ có chức năng tuyên truyền chứ không mang nhiều ý nghĩa sức mạnh chiến đấu.

"NATO sẽ không bao giờ sánh được với sức mạnh quân sự của Nga. NATO chủ yếu đóng vai trò như chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Âu. Chính vì vậy, nó chỉ mang ý nghĩa tuyên truyền.

Những tuyên bố Mỹ đưa ra thường để khẳng định họ mạnh hơn Nga và có thể trừng phạt Nga theo ý muốn. Nhưng chính quyền của Tổng thống Putin đã có những phản ứng khéo léo, không đối đầu.

Nga và ông Putin luôn bị Mỹ coi là chướng ngại vật trong việc bá quyền của Washington, còn liên minh quân sự hùng mạnh luôn nói Nga là kẻ thù nguy hiểm để biện minh cho việc tăng ngân sách dành cho quốc phòng", ông Roberts cho biết thêm.

Tuy nhiên, Roberts chỉ ra rằng có nhiều quốc gia ở châu Âu thấy không có giá trị gì khi trở thành một phần của cuộc xung đột giữa Mỹ với Nga.

"Tất cả chỉ là rủi ro và không có quyền lợi gì. Châu Âu cần năng lượng của Nga, và các doanh nghiệp Châu Âu mong muốn tham gia làm ăn và hợp tác với Nga để phát triển kinh tế. Họ sẽ làm điều đó bất chấp sự ngăn cản từ Mỹ", ông Roberts cho biết thêm.

Hãng thông tấn Reuters cũng cho biết, nhiều nước châu Âu đã bày tỏ không muốn leo thang căng thẳng với Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Alfonso Dastis nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như tại Syria.

Trong bài phỏng vấn với tờ El Mundo, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha nêu rõ, Nga là một đối tác chiến lược và cần đối thoại với Nga.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng cho biết, cần duy trì những cuộc trao đổi thẳng thắn với Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin đánh giá Paris đang có cách tiếp cận theo hướng xây dựng để phát triển quan hệ với Moscow bất chấp những bất đồng.

Thanh Hà

Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC