Pháp hiện đang tham gia hoạt động chống khủng bố ở Mali và các quốc gia khác ở phía Nam sa mạc Sahara, trong khu vực được gọi là Sahel. Mặc dù Pháp và Đức cam kết hỗ trợ về mặt quân sự trong trường hợp “chủ quyền” bị tấn công, nhưng trường hợp khu vực Sahel lại khác.
“Bộ Quốc phòng Đức đã trả lời ‘không’ trước đề nghị của Pháp về việc thành lập lực lượng đặc nhiệm có sự phối hợp của một số quốc gia châu Âu khác”, truyền thông địa phương Đức dẫn lời chính phủ Berlin trả lời trong một cuộc điều tra của Quốc hội.
Đồng thời, quân đội Đức thừa nhận rằng tình hình ở Sahel ngày càng nghiêm trọng.
Các nhóm phiến quân thánh chiến hoạt động tự do, không có bất kỳ giới hạn nào thậm chí còn được người dân địa phương hỗ trợ. Tội phạm và khủng bố hoành hành tại các khu vực đông dân cư nhưng có ít sự kiểm soát của chính quyền.
Pháp hiện có hơn 4.500 quân ở Mali trong cuộc chiến chống lại các đội quân thánh chiến trên khắp khu vực Sahel. Nhưng các hoạt động chống khủng bố này tiếp tục gây thiệt hại cho quân đội Pháp. Ngay cuối tháng 11-2019, 2 chiếc trực thăng va chạm giữa không trung đã khiến 13 binh sĩ Pháp thiệt mạng.
Thực tế, Đức cũng đã cử hàng trăm binh sỹ tới Mali.
Ngoài tai nạn liên quan đến một trực thăng quân sự làm 2 phi công thiệt mạng hồi tháng 7-2017, một báo cáo hồi tháng 5-2019 cũng cho thấy rằng việc triển khai binh sỹ tới các “điểm nóng” ở nước ngoài dường như đang gây tổn thất nặng nề cho quân đội Đức, vì nhiều binh lính trở về từ những nơi như Mali hoặc Afghanistan bị tê liệt về thể chất hoặc tinh thần.
Nguồn: An ninh thủ đô
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Nghi phạm 16 tuổi đầu thú sau vụ thảm sát mẹ con ở Đức 30/06/2025
-
Đức tăng lương tối thiểu lên 14,60 euro/giờ: Tin vui cho người lao động, nỗi lo cho doanh nghiệp 28/06/2025
-
Chính sách trục xuất người xin tị nạn của Bộ trưởng Nội vụ Đức nhận được sự ủng hộ rộng rãi 13/06/2025
-
Nam giới gốc Á bị bắn trọng thương tại Berlin, nghi phạm bỏ trốn 27/06/2025