Phát biểu trong chuyến thăm Washington ngày 9/5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết: "Với sự hợp tác của Mỹ, chúng tôi sẽ cung cấp 3 hệ thống HIMARS cho Ukraine".
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức lưu ý, 3 hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS sẽ được lấy từ kho dự trữ của quân đội Mỹ và Đức sẽ thanh toán chi phí hợp đồng này. Ông Boris Pistorius cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa châu Âu với Mỹ và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc hỗ trợ Ukraine.
![]() |
Kể từ khi bị Nga xâm lược, Ukraine đã nhận được 40 hệ thống HIMARS từ Mỹ và các đồng minh phương Tây.
HIMARS là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao do Mỹ phát triển, cung cấp bệ phóng linh hoạt cho nhiều loại đạn dược khác nhau. Hệ thống này có thể phóng sáu tên lửa dòng MLRS hoặc một tên lửa chiến thuật ATACMS.
HIMARS được thiết kế để có thể phản ứng nhanh chóng và chính xác trước các mối đe dọa khác nhau trên chiến trường. Với trọng lượng khoảng 11 tấn, HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h trên đường bằng.
Quỳnh Như
Theo Pravda, RBC-Ukraine
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Nghi phạm 16 tuổi đầu thú sau vụ thảm sát mẹ con ở Đức 30/06/2025
-
Đức tăng lương tối thiểu lên 14,60 euro/giờ: Tin vui cho người lao động, nỗi lo cho doanh nghiệp 28/06/2025
-
Chính sách trục xuất người xin tị nạn của Bộ trưởng Nội vụ Đức nhận được sự ủng hộ rộng rãi 13/06/2025
-
Nam giới gốc Á bị bắn trọng thương tại Berlin, nghi phạm bỏ trốn 27/06/2025