Dự án nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng sống của trẻ, đồng thời giúp trẻ chống lại các hành vi gây nghiện trong tương lai.

 Cụ thể, trong ba tháng, tất cả đồ chơi đều được đem ra khỏi lớp, chỉ để lại đồ đạc cần thiết như: chăn, gối... để trẻ học cách tự đối phó với sự nhàm chán và thất vọng của mình.

Cha mẹ của các em ban đầu rất hoài nghi và lo lắng, dự án sẽ làm cho con cái họ không muốn đến trường nữa.

Trường mẫu giáo không đồ chơi tại Đức - 0

(Ảnh minh họa: Autism)

Tuy nhiên, sau thời gian đầu lúng túng, trẻ đã tự làm đồ chơi bằng những thứ thu nhặt được từ xung quanh.

Một số trẻ trước đây chỉ chơi một mình nhưng khi không có đồ chơi, các em đã tự hòa nhập để chơi cùng các bạn.

Những năng lực tâm lý xã hội gồm: sự hiểu biết và yêu thích bản thân, đồng cảm với người khác, có suy nghĩ sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề là động lực có thể giúp trẻ vượt qua những sai lầm.

Trẻ càng được tạo điều kiện để phát triển sớm những năng lực này sẽ càng tốt vì hành vi tâm lý thường được hình thành nhiều nhất vào giai đoạn đầu của cuộc đời.

 

Nguồn: VTV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC