Những câu chuyện về thu nhập - một điều cấm kỵ ?Những câu hỏi kiểu như "Anh/Chị nhận được bao tiền lương mỗi tháng?" thường bị coi là điều cấm kỵ tại hầu hết công sở. Nó thể hiện ở nhiều điều khoản và các mối đe dọa trừng phạt khác nhau được quy định trong hợp đồng lao động. Nhưng các biên pháp cưỡng ép như thế hiện nay đã không còn nữa.

Người lao động được phép bàn luận tự do về mức lương của họ. Đây là kết quả của một phán quyết tại Tòa lao động bang Mecklenburg - Vorpommern tại Rostock. Theo đó, các điều khoản trong hợp đồng lao động buộc người ta có nghĩa vụ không tiết lộ mức thu nhập họ được hưởng sẽ không còn hiệu lực.

Trường hợp của một nhân viên bất chấp quy định trong hợp đồng lao động của mình khi trao đổi với một đồng nghiệp khác về mức lương của anh ta. Ngay lập tức, anh đã nhận được lời cảnh báo. Tuy nhiên, anh đã phản đối và đưa vụ việc ra tòa án. Tòa đã xử anh thắng kiện.

Các thẩm phán cho rằng điều khoản cấm nhân viên bàn luận về lương bổng là thiếu thỏa đáng. Bất kỳ người lao động nào cũng phải được phép trao đổi về mức lương của họ. Bởi tòa thấy rằng, các cuộc thảo luận về lương với đồng nghiệp chính là cách duy nhất để xác định xem người thuê lao động có đang thực hiện đúng nguyên tắc đối xử công bằng trong việc đề ra mức lương cho người lao động hay không.

Lệnh cấm như vậy cũng trái với cái gọi là quyền tự do liên minh (Koalionsfreiheit), bởi vì nó cấm luôn cả các thông báo về mức lương của công nhân đến tổ chức bảo vệ họ là công đoàn. Tuy nhiên, nếu các tổ chức công đoàn không biết về cơ cấu lương của doanh nghiệp, thì những cuộc đấu tranh đầy ý nghĩa cho người lao động vẫn chỉ là con số 0.

Hương Vũ - ©tintucvietduc.de

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC