baohiemtaichinhKhi bạn xây nhà hay mua một tài sản có giá trị thường là gánh nặng tài chính với lãi suất cao . Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi trụ cột gia đình bị chết hay mất khả năng lao động? Điều này sẽ gây ra khó khăn đối với những thành viên khác. Khi đó bảo hiểm tín dụng là cách bảo vệ tốt nhất với các khoản nợ của bạn.

Cái chết của trụ cột gia đình có thể để lại một gánh nặng tài chính với những người còn lại. Trong trường hợp này, nếu có bảo hiểm tài chính thì gắng nặng sẽ giảm bớt.

Bảo hiểm tín dụng được đóng góp tương đối đơn giản. Khách hàng chết trước khi các khoản nợ mua tài sản được thanh toán thì các khoản thanh toán này được bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ. Những người sống không phải chịu những khoản nợ một mình. Bảo hiểm nợ còn lại là một bảo hiểm không có tích lũy. Do đó, việc đóng góp thấp hơn đáng kể so với các hình thức bảo hiểm khác. Ví dụ trong một chính sách cung cấp vốn có thể kết hợp giữa bảo hiểm và kế hoạch tiết kiệm.
Số tiền bảo hiểm được điều chỉnh cho vay.

Mức đóng góp phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và sức khỏe của người được bảo hiểm. Những người thường xuyên đến các cơ sở y tế sẽ phải đóng góp nhiều hơn những người có sức khỏe tốt. Đối với một số người mắc bệnh thậm chí không được bảo hiểm.

Sự khác biệt với bảo hiểm nhân thọ thông thường chính là số tiền còn thiếu của các khoản vay của chủ bảo hiểm. Khách hàng có thể lựa chọn giữa hai hình thức bảo hiểm là bảo hiểm giảm tuyến tính và bảo hiểm điều chỉnh khấu hao hàng năm.
Hình thức bảo hiểm này đảm bảo lịch trình trả nợ. Khách hàng có thể chắc chắn rằng các  khoản nợ của mình sẽ được chi trả hết trong trường hợp bị chết, người thân sẽ không phải lo lắng với các khoản nợ.

Hãy coi chừng số tiền lệ phí

Các chi trả trong hình thức bảo hiểm tuyến tính trong trường hợp khách hàng tử vong sẽ được thanh toán hàng năm với số lượng không đổi. Số tiền này thường cố định hàng năm và hầu như không được tính lãi suất. Chính sách này rất hữu ích khi có lỗ hổng tài chính hoặc thông qua bảo hiểm nhân thọ thường xuyên.

Khách hàng cũng nên chú ý rằng: nếu bán nhà sau khi chủ nhà chết, các ngân hàng sẽ yêu cầu tiền phạt khá cao nếu các khoản vay còn thời hạn dài. Các khoản phí bảo hiểm với khoản nợ còn lại cần được cân nhắc. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn của các trung tâm hỗ trợ tài chính.

dieu.pham-©tintucvietduc.de

Theo News.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC