Nhiều người cho rằng, nước Đức tuy là xứ sở có nhiều cảnh đẹp. Có nền an sinh, y tế , giáo dục và bảo hiểm tốt . Nhưng không phải ai sống ở Đức cũng sướng cả . Bởi vì thiên đường nào cũng đều có góc khuất, không phải nơi nào cũng hoàn hảo .

 

Vậy ta có thể định nghĩa về chuyện sướng khổ ở trời Tây ra sao?

Như thế nào cho chính xác ?

Những người như tôi, không phải là thế hệ thứ nhất (thuyền nhân, vượt biên, hợp tác lao động ...v..v) . Mà cũng không phải là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (sinh ra trên nước Đức), mà chỉ là thế hệ " lưng chừng".

Sở dĩ tôi nói là thế hệ "lưng chừng", vì bản thân theo gia đình sang Tây ở cái tuổi không nhỏ quá để có thể quên tiếng Việt .

Mà cũng không lớn quá để phải vất vả học tiếng hay làm lại từ đầu trên đất khách. Nhưng thế hệ "lưng chừng " như tôi vẫn hòa nhập và bắt nhịp vào cuộc sống ở Tây khá nhanh , mà không gặp bất kỳ khó khăn hay trở ngại nào .

20150913 01 33 2

Những bậc đàn anh, đàn chị, cô chú bác ở thế hệ thứ nhất đều đã ổn định. Con cái thành đạt.

Còn thế hệ thứ haithứ ba , thì 90% đều mang quốc tịch Đức từ lúc vừa sinh ra trên nước Đức. Cho nên những thế hệ này, đã mang lối sống và tư duy như một người Đức, và luôn coi Đức như quê hương thứ nhất.

Còn Việt Nam chỉ là một xứ sở xa lạ, mặc dù hàng năm vẫn theo gia đình về Việt Nam thăm họ hàng đang sống ở Việt Nam (gần như bắt buộc)

Đa số người Việt sống ở Đức, vì rời bỏ quê hương trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nên chỉ có một số hòa nhập được vào xã hội Đức, trong khi số còn lại chỉ coi Đức là nơi tạm bợ, luôn than van và cho rằng ở Đức là "Khổ".

Mà cái "khổ" của họ thì rẩt nhiều , không ai giống ai và có rất nhiều nguyên nhân" gây ra"

  • Họ khổ vì con cái khi 18 tuổi ra riêng và sống tự lập , không sống theo kiểu " tam đồng tứ đại" như ở Việt Nam , để lại hai vợ chồng già cô đơn trong căn hộ rộng lớn . Đó là cái "khổ " thứ nhất.
  • Không tụ tập bạn bè ăn uống , nhậu nhẹt hàng ngày . Mà nếu có cũng không thể hò hét hay hát Karaoke ầm ĩ như ở Việt Nam . Đó là cái " khổ" thứ hai
  • Vi phạm giao thông bị cảnh sát phạt tiền hay rút bằng lái mà không thể hối lộ được hay ăn trợ cấp xã hội bị bắt đi học tiếng là cái " khổ " thứ ba
  • Đi làm chui, trốn thuế bị phát hiện , đó là cái "khổ " thứ tư....
  • Không biết tiếng , đi đâu cũng cần phiên dịch, khó hòa nhập vào xã hội Đức vì nhiều lý do khác nhau...v.v đó là cái "khổ" thứ năm

Những cái đó chỉ là một vài cái "khổ " của người Việt sống ở Đức mà tạm thời chưa kể ra hết. Và cũng là nguyên nhân tại sao có nhiều người muốn về Việt Nam sống cho "Sướng" và "tự do" hơn ở Tây .

Tình cờ đọc được bài ĐI TÂY CÓ SƯỚNG NHƯ TÂY của một tác giả đã quên mất tên. Nói về cuộc sống của người Việt trên nước Đức cũng như cách so sánh giữa hai lối sống của Tây và Việt Nam, người Tây biết cân bằng giữa tinh thần và vật chất nên "Sướng ".

Còn người Việt thì sống quá nghiêng về vật chất, không hiểu con cái, tham công tiếc việc.

Cho nên dù có nhiều tiền hơn Tây nhưng vẫn "Khổ" dù đang sống ở Tây ....

Tác giả Bài viết: Thanh Thanh
Nguồn: Facebook

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC